Hướng dẫn quản trị website cơ bản cho người mới bắt đầu. Quản trị website bao gồm những công việc gì?
Để website vận hành hiệu quả giúp tạo ra doanh thu và góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt nhất thì công việc quản trị website là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vậy quản trị website là gì và bao gồm những nhiệm vụ công việc như thế nào? Hãy cùng khám phá trọn bộ về quản trị website cơ bản cùng VietbaiC ngay phía dưới đây nhé!
Quản trị website là gì?
Quản trị web bao gồm các công việc như: Duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi, bảo dưỡng trang web cho đến công việc quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO… nhằm đảm bảo website vận hành trơn tru và giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
Vậy nên một nhân viên quản trị website không chỉ cần hiểu biết về lập trình Javascript, PHP, HTML,… mà còn phụ trách các mảng nội dung nhằm tối ưu lượng truy cập đổ về website.
Những công việc của người quản trị website bao gồm:
- Duy trì server
- Tối ưu tốc độ tải trang
- Đăng ký tên miền
- Cài đặt plugin
- Xây dựng các thành tố của website
- Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
- Sửa lỗi code
- Lỗi kỹ thuật
- Theo dõi traffic
- Quản lý content up lên website
- Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập.
Để hoàn thành công việc hiệu quả thì nhân viên quản trị web phải có sự hợp tác kết nối tốt với team thiết kế, content, lập trình viên… Quản trị viên website sẽ đóng vai trò như người quản lý nắm tất cả những yếu tố để xây dựng một website đúng chuẩn.
6 Công việc quản trị website cơ bản
Những công việc chính của nhân viên quản trị website bao gồm:
Quản trị cập nhật giao diện website
Tiến hành quản trị và cập nhật giao diện web đảm bảo trang web thân thiện với người dùng. Và có thể xử lý nhanh các vấn đề nhưng lỗi hình ảnh, table, internal link và external link…
Lập kế hoạch nội dung định kỳ
Content là yếu tố quan trọng nhất của website vậy nên quản trị viên cần nắm được content hiện tại của trang web cũng như lên kế hoạch nội dung phù hợp và tối ưu cho trang web.
Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Bên cạnh content trang web còn cần tối ưu nhiều yếu tố khác để đạt thứ hạng tốt hơn trên các trang tìm kiếm và gia tăng trải nghiệm người dùng.
Vậy nên quản trị viên website cũng cần phải có kiến thức cơ bản về SEO để hỗ trợ đội ngũ SEO lên kế hoạch tối ưu trang web hiệu quả.
Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Đảm bảo đường truyền hosting hoạt động bình thường và bạn cũng cần sao lưu dữ liệu web đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố nghiêm trọng để có phương án khắc phục nhanh chóng, kịp thời.
Triển khai quảng cáo cho website
Tiến hành triển khai chiến lược quảng cáo Google Adwords để tăng traffic cho website và kết hợp những giải pháp Marketing giúp tối ưu lượng truy cập đổ về website.
Đánh giá hiệu quả website thường xuyên
Tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu suất website thường xuyên, định kỳ để nắm rõ về hiệu quả trang web, cung cấp các giải pháp tối ưu phù hợp cho đến khắc phục nhanh các sự cố, vấn đề xuất hiện trên website.
Kế hoạch công việc của nhân viên quản trị website
Đối với một nhân viên quản trị website thì công việc quản trị website cơ bản sẽ được phân chia theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo năm cụ thể như sau:
Công việc hàng ngày
- Backup website: Lưu giữ các file dữ liệu để khôi phục nhanh chóng khi có sự cố đường truyền hosting…
- Quản lý uptime: Thực hiện checking trực tuyến mỗi khi website gặp phải downtime để có giải pháp nâng cấp hoặc chọn đơn vị hosting phù hợp.
- Báo cáo bảo mật: Kiểm tra các vấn đề bảo mật, rủi ro về bảo mật thông tin, các phần mềm độc hại… để tránh nhiễm các mã độc.
Công việc hàng tuần
- Kiểm tra Theme, WordPress và cập nhật plugin: Thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất để bảo vệ website tránh các sự cố rò rỉ thông tin, các vấn đề bảo mật.
- Kiểm tra website trên các trình duyệt: Đảm bảo website được tối ưu tốt nhất trên tất cả các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng.
Công việc hàng tháng hoặc quý
- Phân tích website: Tiến hành phân tích website dựa trên kết quả hoạt động và các công cụ phân tích, kiểm tra đánh giá trang web. Chủ yếu là vấn đề traffic, lượng truy cập, thời gian truy cập… để đánh giá sự tăng trưởng của website và có giải pháp tối ưu phù hợp.
- Kiểm tra loading time: Kiểm tra tốc độ tải trang đảm bảo tối ưu tốc độ trang web đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi truy cập trang. Tránh những vấn đề nhiều file, ảnh, media dung lượng lớn ảnh hưởng tới tốc độ tải trang.
- Kiểm tra form: Kiểm tra form trên website để tránh xảy ra sự cố khi người dùng tương tác.
- Loại bỏ Plugin hoặc Theme: Tiến hành loại bỏ những plugin và thêm không cần thiết cho trang web khoảng 3 tháng/lần.
- Kiểm tra lại backup: Kiểm tra lại backup bao gồm vị trí lưu trữ dữ liệu… để đưa ra kế hoạch dự phòng phù hợp.
- Tối ưu cơ sở dữ liệu: Tối ưu dữ liệu để website hoạt động hiệu quả.
Công việc hàng năm
- Cập nhật copyright: Cập nhật thông tin theo năm hiện tại đặc biệt là nội dung để khách hàng có thể tin tưởng đánh giá cao về chất lượng nội dung, sản phẩm, dịch vụ…
- Đánh giá hiệu quả theme và plugin
Kỹ năng cần có của nhân viên quản trị website
Đối với nhân viên quản trị website chúng ta sẽ cần có những kỹ năng cơ bản sau:
- Am hiểu về cấu trúc website
- Biết thêm các ngôn ngữ lập trình
- Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị web như: Google Analytics, Google Search Console, Google Webmaster Tool, …
- Biết thêm về ngôn ngữ lập trình
- Khả năng quản trị nội dung
- Khả năng xử lý đồ họa cơ bản
- Có kiến thức cơ bản về SEO, Marketing…
Trên đây là trọn bộ những chia sẻ về quản trị website cơ bản. Bạn đã hiểu rõ về quản trị website cơ bản và nhiệm vụ của một nhân viên quản trị web đúng không nào. Còn nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp thay mình thực hiện các nhiệm vụ quản trị website, kiểm tra hoạt động của website, hãy liên hệ trực tiếp ngay VietbaiC để đội ngũ nhân viên SEO nhiều năm kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ ngay.