Mách bạn những dấu hiệu nhận biết một website an toàn để có thể an tâm hơn khi truy cập hay thậm chí ra quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ…
Không ít người dùng vẫn e ngại về việc click, truy cập một website nào đó đặc biệt là lựa chọn mua hàng, giao dịch trên website. Vậy làm thế nào để biết được website là an toàn và đáng tin cậy? Ngay sau đây VietbaiC sẽ chia sẻ đến bạn những dấu hiệu nhận biết một website an toàn nhé!
Các dấu hiệu nhận biết một website an toàn
Để nhanh chóng nhận diện một website có an toàn hay không thì bạn cân nhắc đến các yếu tố sau:
1. URL bắt đầu với https:// & có khóa bảo mật
Đầu tiên bạn hãy nhìn vào URL trang web, URL hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải bắt đầu với cụm https:// và kèm theo biểu tượng ổ khóa phía trước thanh địa chỉ.
Lưu ý:
- Biểu tượng ổ khóa (khóa bảo mật) phải xuất hiện ở phía trước thanh địa chỉ chứ không phải trong nội dung website. Điều này chứng tỏ rằng website đã được bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL).
- URL bắt đầu đường dẫn bằng giao thức “https” (Hypertext Transfer Protocol Secure) sẽ an toàn hơn so với URL sử dụng giao thứ “http” (Hypertext Transfer Protocol) thông thường.
Vậy nên nếu trang không bắt đầu bằng “https” và không có khóa bảo mật bạn hãy cẩn trọng khi truy cập.
2. Địa chỉ URL khớp với tên miền, tên doanh nghiệp
Không ít người dùng đã từng nhầm lẫn truy cập vào những trang web giả mạo do chúng có tên miền tương tự như tên một thương hiệu nào đó và chỉ thêm một số hậu tố, ký tự phía sau để đánh lừa người dùng.
Do vậy khi truy cập website bạn nên kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt. Nhận biết dấu hiệu nhận biết một website an toàn bằng việc check:
- Tên miền có khớp với tên công ty, tên doanh nghiệp không
- Tên miền có chứa các ký tự lạ không
- Đuôi tên miền ít phổ biến (.xyz, .club…) cũng có nguy cơ cao là những trang web lừa đảo
3. URL và biểu tượng ổ khóa không bị đánh dấu chéo & đổi thành màu đỏ
Nếu website có chứng chỉ số SSL hết hạn, chứng chỉ số tự cấp phát hoặc được cấp phát bởi một hãng không đáng tin cậy thì thanh địa chỉ trình duyệt sẽ đổi sang màu đỏ và cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa sẽ bị đánh dấu chéo đỏ.
Trường hợp này dữ liệu trao đổi trên website vẫn được mã hóa tuy nhiên bạn sẽ không biết chính xác công ty hiển thị trên chứng chỉ số SLL có phải là công ty sở hữu và vận hành website hay không.
4. Website cug cấp nhiều thông tin
Một website cung cấp đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, thông tin liên lạc, địa chỉ công ty… sẽ đảm bảo an toàn hơn so với những trang web không có những thông tin rõ ràng, đầy đủ: không có địa chỉ liên hệ chính xác, thông tin mơ hồ, nội dung ít.
Vậy nên khi truy cập một website đặc biệt là những website bán hàng… bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trên website đặc biệt là thông tin doanh nghiệp.
Đảm bảo doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên hệ: số điện thoại, địa chỉ, hotline, zalo, fanpage, địa chỉ văn phòng…
5. Website có logo xác nhận của Bộ Công Thương
Một dấu hiệu nhận biết một website an toàn quan trọng đó là website có logo xác nhận của Bộ Công Thương.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh hợp pháp trên các trang web bắt buộc phải khai báo tên miền và trang web với Bộ Công Thương. Vì thế nếu cuối trang web chưa có logo của Bộ Công Thương chứng tỏ đây là những trang web mới tạo và chưa có độ an toàn.
6. Website không có lỗi chính tả
Một số website có hình ảnh, nội dung i như thật, như các website chính hàng hoặc có đa dạng thông tin. Tuy nhiên bạn chỉ cần lướt sơ có thể thấy nhiều lỗi chính tả xuất hiện hoặc lỗi gây ra do đánh máy.
Trong trường hợp này thì nguy cơ website lừa đảo, website giả mạo là vô cùng cao. Do những site lừa đảo thường được tạo lập nhanh, không có thời gian kiểm duyệt kỹ càng, không tập trung vào nội dung… Hoặc có thể xuất phát do những hacker không thành thạo ngôn ngữ chúng đang lừa đảo như: Một hacker nước ngoài tạo một web Việt Nam thì họ sẽ khó phát hiện được các vấn đề về lỗi chính tả, ngôn ngữ, câu cú…
7. Website không yêu cầu thông tin cá nhân từ người dùng
Bạn cần cẩn trọng với những website yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân quan trọng đặc biệt là CMND/CCCD, số tài khoản ngân hàng, số thẻ, xác nhận OTP… hay các thông tin cá nhân họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
Nếu như không phải các site bán hàng, website doanh nghiệp uy tín bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân đặc biệt là CMND/CCCD cả số và hình ảnh để tránh bị đáp cắp thông tin bởi các bên lừa đảo.
8. Tra cứu thông tin doanh nghiệp
Những trang web an toàn sẽ cung cấp bạn đầy đủ thông tin doanh nghiệp, cách thức liên hệ, các kênh liên hệ. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm kiếm thông tin doanh nghiệp trên Google.
- Search thử thông tin doanh nghiệp
- Click đến fanpage hoặc kiểm tra những thông tin liên hệ doanh nghiệp cung cấp
Nếu mọi thông tin đầy đủ, rõ ràng thì bạn có thể an tâm khi truy cập.
Trên đây là trọn bộ 8 dấu hiệu nhận biết một website an toàn và có thể an tâm khi truy cập, mua hàng… Đừng quên tạo thói quen kiểm tra website để có thể an tâm nhất là khi bạn ra quyết định mua hàng, sử dụng các dịch vụ online tại các website nhé!