Cấu trúc của website bao gồm những gì? Tìm hiểu những tiêu chí để tạo nên cấu trúc của website và cách tối ưu chuẩn SEO…
Cấu trúc của website bao gồm những gì? Nếu như bạn đang làm quen với website và muốn tìm hiểu cấu trúc website là gì, bao gồm những yếu tố nào để thiết kế và tối ưu website một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Bài chia sẻ sau của VietbaiC sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết.
Cấu trúc website là gì?
Cấu trúc website (website structure) là cách sắp xếp, tổ chức, liên kết nội dung các trang trên website. Cấu trúc website được bố trí khoa học hợp lý và đẹp mắt giúp người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi ghé thăm trang web và nhanh chóng tìm được thông tin mình cần. Bên cạnh đó đó cấu trúc website cũng giúp trang web trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, con bọ tìm kiếm để tạo lợi thế cho trang web đạt thứ hạng tốt hơn trên bảng xếp hạng của Google.
Cấu trúc của website bao gồm những gì?
Cấu trúc của website bao gồm những thành phần chính sau:
Phần Header
Header nằm ở đầu website, header sẽ hiển thị trên tất cả các trang trên website với cấu trúc gồm các thành phần cơ bản sau:
- Site ID: Site ID là tên web thường nằm ở góc trái trên cùng website và cũng chính là Logo của doanh nghiệp hoặc slogan của doanh nghiệp.
- Scan Columns: Chứa các thành phần như ô tìm kiếm nâng cao, menu, giới thiệu sản phẩm, banner quảng cáo…
- Ô tìm kiếm: Thường đặt ở góc phải giao diện với thiết kế nhỏ gọn để người dùng nập từ khóa và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ dàng.
- Thanh menu điều hướng: Nằm bên trong header chứa link dẫn đến các trang khác của website như: trang giới thiệu, sản phẩm, liên hệ, tin tức…
- Giỏ hàng: Biểu tượng giỏ hàng được đặt ở góc phải website sẽ chứa thông tin sản phẩm khách hàng lựa chọn và số tiền cần thanh toán.
- Banner: Là các hình ảnh (video) được thiết kế để thu hút khách hàng hoặc quảng bá về sản phẩm, dịch vụ.
- Slider: Thường nằm phía dưới header có thể là hình ảnh, video
Phần Content (Nội dung)
Chứa toàn bộ thông tin quan trọng của website thường bao gồm: tiêu đề trang, thanh điều hướng phân cấp, nơi chứa nội dung chính, thanh điều hướng phân trang, thanh thông tin…
Phần Footer (Chân trang)
Là phần cuối cùng trong cấu trúc website hiển thị trên tất cả các trang và thường chứa các thông tin bao gồm: thông tin doanh nghiệp, thông tin liên hệ, bản quyền web…
Phân loại cấu trúc website
Để dễ dàng lựa chọn cấu trúc của website chuẩn và phù hợp với trang web bạn có thể lựa chọn:
Cấu trúc website kiểu phân cấp
Là cấu trúc website phổ biến nhất phù hợp với các website chứa dữ liệu lớn. Với website kiểu này thì các danh mục sẽ được phân chia một cách khoa học, dễ tìm kiếm. Phân cấp từ lớn đến nhỏ có thể tối ưu trải nghiệm của người dùng đặc biệt là khi tìm hiểu về thông tin, sản phẩm, dịch vụ.
Cấu trúc website kiểu ma trận
Đây là kiểu phân cấp website đã khá cũ cho phép người dùng có thể chọn nơi họ muốn đến tiếp theo.
Cấu trúc website kiểu tuần tự
Là mô hình được thiết kế để tạo, phát triển các luồng cho một quy trình.
Cấu trúc website kiểu cơ sở dữ liệu
Là cách tích hợp cơ sở dữ liệu với tìm kiếm giúp người dùng sử dụng, tạo trải nghiệm dựa vào tìm kiếm.
Tiêu chuẩn xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website cần được thiết kế sắp xếp một cách khoa học hợp lý giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng và giữ chân được người dùng ở lại lâu nhất. Những tiêu chí bạn cần quan tâm đối với cấu trúc website đó là:
Hệ thống phân cấp trang đơn giản
- Cấu trúc điều hướng web không vượt quá 3 mức (không được để người dùng click chuột quá 3 lần để đến các trang khác)
- Tuân thủ quy tắc sắp xếp cấu trúc website theo các cấp độ: Trang chủ – trang thư mục – trang danh mục co – nội dung cụ thể.
Hướng dẫn thiết lập cấu trúc website chuẩn tối ưu trải nghiệm người dùng
Để thiết lập cấu trúc của website chuẩn SEO và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng chúng ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch cấu trúc website
Tiến hành lập kế hoạch xây dựng sitemap, phân cấp cho trang web bằng cách phác thảo trên giấy hoặc các công cụ khác một cách cụ thể, rõ ràng bao gồm:
- Danh mục chính: Số lượng danh mục chính và sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, phù hợp
- Danh mục con: Các danh mục con bên trong phải có mối liên kết mật thiết với danh mục chính và nên tạo sự cân bằng về số lượng các danh mục.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc URL
Tiến hành xây dựng cấu trúc URL trang web nên tuân thủ các quy tắc như: không chứa ký tự đặc biệt, chứa từ khóa chính và tương ứng với cây phân cấp trước đó. Ngoài ra cấu trúc URL cần ngắn gọn không nên nhiều hơn 3 cấp có thể gây khó chịu cho người đọc.
Bước 3: Sử dụng CSS, HTML tạo điều hướng
Tạo điều hướng trong CSS/HTML bởi nó khá đơn giản dễ thực hiện.
Bước 4: Xây dựng menu trên Header
Tiến hành xây dựng menu, sử dụng các liên kết dạng chữ kèm theo anchor text để tối ưu SEO cho trang web.
Bước 5: Tạo cấu trúc liên kết nội bộ
Bên cạnh những yếu tố cấu trúc bên ngoài dễ dàng nhận biết bạn cũng nên có kế hoạch xây dựng cấu trúc internal link hợp lý để tạo cấu trúc web chặt chẽ.
Trên đây VietbaiC đã giúp bạn tìm hiểu về cấu trúc của website, các thành phần của cấu trúc website và mô hình cấu trúc website đang được ứng dụng phổ biến nhất. Hiểu được cấu trúc website là điều cần thiết để bạn có thể thiết kế, tối ưu trang web không chỉ chuẩn SEO mà còn mang lại sự thuận tiện tối ưu cho người dùng khi truy cập và tìm kiếm, giúp gia tăng trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Xem thêm: Các lưu ý khi thiết kế website!
Một bình luận