Bảo mật website là gì? Trọn bộ cách bảo mật website toàn diện và hiệu quả nhất hiện nay để đảm bảo an toàn cho website…
Bảo mật website là công việc cần phải chú trọng đối với mọi website giúp bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa và tấn công từ bên ngoài đảm bảo web luôn vận hành một cách an toàn mượt mà. Vậy bảo mật website là gì và cần thực hiện bảo mật website như thế nào? Bài chia sẻ sau của VietbaiC sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết.
Bảo mật website là gì?
Bảo mật web là quá trình bảo vệ một trang web tránh khỏi các mối đe dọa và tấn công từ bên ngoài.
Bảo mật web sẽ bao gồm việc áp dụng một loạt các biện pháp, công cụ và thủ thuật nhằm ngăn chặn, phát hiện và phản ứng trước các cuộc tấn công, vi phạm dữ liệu hoặc bị mất thông tin. Đồng thời bảo mật website còn đảm bảo rằng nội dung trên trang web và dữ liệu của người dùng được bảo vệ toàn diện, tránh khỏi việc truy cập trái phép, sự thay đổi hoặc nguy cơ phá húy hay bị tiết lộ thông tin.
Tại sao cần bảo mật website?
Bảo mật website là công việc cần được thực hiện của mọi website bởi một khi website bị tấn công có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:
- Website bị đánh cắp dữ liệu gây rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng, thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (thông tin doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh…)
- Hoạt động kinh doanh trên website bị gián đoạn: Bạn không thể thực hiện công việc kinh doanh bán hàng bao gồm chốt đơn, lên đơn, liên hệ khách hàng…
- Ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website: Từ khóa bị mất thứ hạng, bài viết, nội dung rớt TOP…
- Giảm uy tín thương hiệu, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng
- Không thể tiếp tục các chiến lược quảng cáo trên website
- Khiến khách hàng tiềm năng không thể truy cập hoặc mua hàng, chốt đơn trên website…
- Mất thông tin trên website phải tốn nhiều thời gian công sức gây dựng lại từ đầu.
Cách bảo mật website toàn diện
Bảo mật website là gì? Để bảo vệ website toàn diện bạn cần thực hiện các công việc sau đây:
1. Bảo mật tài khoản quản trị website
Tài khoản quản trị website là nơi bạn quản lý, cập nhật nội dung cho website và cũng là nơi chứa các thông tin nội bộ và dữ liệu quan trọng.
Các biện pháp bảo vệ tài khoản quản trị website bao gồm:
- Sử dụng mật khẩu phức tạp có kết hợp chữ, số, ký tự đặc biệt
- Thay đổi password thường xuyên
- Tránh sử dụng mật khẩu giống nhau trên nhiều dịch vụ
- Giới hạn số lần đăng nhập sai (khóa tài khoản sau 3 – 5 lần nhập sai mật khẩu)
- Thay đổi URL trang quản trị thành URL khó hơn
- Áp dụng xác thực 2 lớp giúp bảo vệ tài khoản khi mật khẩu bị lộ
- Phân quyền tải khoản quản trị hợp lý giới hạn quyền cho từng nhân viên, bộ phận khác nhau, nếu có nhân viên rời khỏi dự án cần xóa hoặc vô hiệu quả tài khoản ngay.
2. Sử dụng chứng chỉ bảo mật HTTPS/SSL
Giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ hàng đầu và được công nhận rộng rãi hiện nay. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo tính riêng tư và toàn vẹn của dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng.
Tiến hành cài đặt chứng chỉ SSL cho website giúp khách hàng có thể an tâm và tin tưởng vào tính năng bảo mật của trang web khi truy cập, đảm bảo rằng mọi thông tin và dữ liệu được trao đổi giữa trang web và khách hàng đã được mã hóa từ đó giảm nguy cơ bị đánh cắp hoặc can thiệp xấu.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website cho phép sử dụng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn đến máy chủ. Đảm bảo rằng người dùng đang tương tác với trang web một cách riêng tư và an toàn, giúp ngăn chặn kẻ xâm nhập không thể chặn hoặc thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem, và không thể bắt chước các hoạt động đăng nhập của khách hàng trên trang web khi sử dụng kết nối HTTPS,
3. Đảm bảo các phần mềm luôn được cập nhật
Tất cả các nền tảng và chương trình được cài đặt trên máy tính phải được duy trì nâng cấp bởi tin tặc thường xuyên tấn công vào các phần mềm internet phổ biến. Vậy nên các ứng dụng phải được cập nhật để giải quyết các lỗi bảo mật, các phần mềm phải được bảo trì và cập nhật thường xuyên.
4. Sao lưu thông tin thường xuyên
Cần tiến hành sao lưu thường xuyên các dữ liệu của trang web để đảm bảo bạn luôn chủ động trong mọi sự cố nếu dữ liệu bị lỗi, bị mất để có thể khôi phục một cách nhanh chóng, dễ dàng.
5. Sử dụng tường lửa
Sử dụng tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall) là lớp bảo mật bổ sung hiệu quả giúp máy chủ website luôn an toàn trước những cuộc tấn công phổ biến như XXS, SQL injection, DDOS.
Tường lửa sẽ sàng lọc và ngăn chặn lưu lượng truy cập nếu được coi là độc hại nhằm đảm bảo không có dữ liệu nào có thể vào hoặc rời khỏi trang web mà không được kiểm tra trước.
6. Phòng chống virus và mã độc cho website
Mỗi một website đều phải đối mặt đó chính là virus và mã độc. Để chống lại virus và mã độc trên website bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Quét và loại bỏ mã độc thường xuyên
- Tránh sử dụng những theme, plugin miễn phí có khả năng chứa mã độc
- Nên kiểm tra code của plugin nếu có kỹ năng lập trình, nếu không bạn nên cân nhắc lựa chọn các plugin có bản quyền và được hỗ trợ cập nhật bảo mật chính thống
7. Bảo vệ dữ liệu website và thông tin khách hàng
Để tăng cường bảo mật dữ liệu trên website bạn cần:
- Hạn chế tải file: Không chỉ dựa vào phần mở rộng của file mà cần kiểm tra nội dung thực sự của file
- Xác thực thông tin hai chiều: Xác thực cả từ phía người dùng lẫn máy chủ để ngăn chặn việc chèn mã/ tập lệnh độc hại vào cơ sở dữ liệu
8. Bảo mật với các thông báo lỗi website
Bạn cũng cần cẩn thận với thông tin hiển thị trong các thông báo lỗi. Chỉ cung cấp những lỗi tối thiểu cho người dùng để đảm bảo rằng không bị rò rỉ bí mật trên máy chủ của bạn.
Trên đây VietbaiC đã giải đáp cùng bạn bảo mật website là gì và các giải pháp để bảo mật website toàn diện. Bạn đã áp dụng đầy đủ các cách bảo mật website phía trên hay chưa? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng website và áp dụng các giải pháp bảo mật website, đừng quên liên hệ ngay VietbaiC để được tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tâm và chi tiết nhất!
Xem thêm: Các lỗi SEO ảnh hưởng đến thứ hạng website!